Cách lấy sáng và thông gió cho không gian nhà ống

1_20

Căn nhà nằm trong một khu dân cư đông đúc tại Đà Nẵng. Đối với loại hình nhà ống thì ánh sáng và thông gió là hai yếu tố đặc biệt quan trọng. Do đó, khi thiét kế công trình này, văn phòng kiến trúc 85 Design đã áp dụng nhiều giải pháp để đáp ứng đủ cả hai yếu tố trên, giúp không gian sống luôn thông thoáng và tràn ngập ánh sáng.

2_17

Ngôi nhà nằm trên lô đất diện tích 5 m x 20 m, là tổ ấm của gia đình có 5 người. Về cơ bản, cấu trúc nhà được chia làm ba phần gồm trước, sau và khoảng giữa. Kiến trúc sư cho biết phải "hy sinh" một khoảng không gian lớn ở giữa để có thể lấy sáng và gió vào trong nhà.

3_16

Ở tầng trệt, ngoài cùng là khu vực để xe. Không gian này được ngăn cách với không gian sống bằng một bức tường gạch nhằm ngăn cản chất độc hại từ xe cộ. Ở giữa là khu vực tiếp khách tạm thời và khu giặt phơi. Cuối cùng là một giếng trời nhỏ để đối lưu không khí và phơi quần áo.

4_14

Tầng 1 bố trí phòng sinh hoạt chung và bếp ăn phía trước và 1 phòng ngủ nhỏ phía sau.

5_8

Giữa hai khu vực phòng khách, phòng ngủ là hồ cá và không gian cây xanh mang đến không gian sinh hoạt chung gần gũi với thiên nhiên hơn. Hồ cá còn là một giải pháp vật lý để giảm nhiệt cũng như giúp gia chủ thư giãn.

7_3

Ở tầng 2 và tầng 3 bố trí phòng ngủ lớn phía trước, phòng ngủ nhỏ hơn bố trí phía sau. Hai không gian này được nối với nhau bằng hành lang cầu. Ở giữa là giếng trời lớn xuyên suốt từ tầng 4 đến tầng trệt. 

8_4

Giữa các khoảng thông tầng được kiến trúc sư khéo léo đặt các mảng cây xanh, giúp căn nhà luôn tràn đầy sức sống.

9_3

Đối với phần mái kính che giếng trời, kiến trúc sư sử dụng kính cách nhiệt hạn chế tia UV có hại chiếu vào nhà nhưng vẫn tận dụng được tối đa nguồn sáng. Mái nhà này có thể tự động đóng mở do điều kiện thời tiết.

10_2

Không gian tầng thượng rộng mở tầm nhìn ra thành phố.

1_20

Ở cổng chính của ngôi nhà, nhóm kiến trúc sư sử dụng nhiều vật liệu địa phương như gạch nung và các loại đá đặc trưng của Việt Nam như đá tổ ong (đá ong), loại đá này đã được sử dụng hàng trăm năm trước trong xây dựng. Công trình là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, cây xanh tạo nên nét độc đáo riêng nhưng vẫn rất gần gũi với lối xây dựng truyền thống.

11_1

Bản vẽ mặt cắt ngang và cách đối lưu không khí của công trình.

Theo ArchDaily

Người viết : nhavietnam